NHỮNG LƯU Ý TRONG CHĂM SÓC CÂY PHẬT THỦ THỜI KỲ KINH DOANH

Tiếng Việt Tiếng Anh
NHỮNG LƯU Ý TRONG CHĂM SÓC CÂY PHẬT THỦ THỜI KỲ KINH DOANH

Cây Phật thủ hiện nay đang là cây trồng được nhiều người lựa chọn để phát triển kinh tế gia đình bởi loài cây này sinh trưởng và phát triển nhanh, ít sâu bệnh lại cho thu hoạch quanh năm và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Để đạt năng suất và chất lượng tốt nhất kỹ thuật trồng và chăm sóc cây phật thủ trong giai đoạn kinh doanh bắt đầu cho thu hoạch chính thức là rất quan trọng:

 

1.Tỉa cành, tạo tán và vệ sinh vườn

 

Cần cắt bỏ những cành vượt, cành khô, cành mục, cành bị sâu bệnh. Khi tỉa cành cần chú ý vệ sinh tốt các vết cắt, nếu không sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây hại làm suy yếu cây. Thu dọn tàn dư thực vật (lá khô, cành khô, cỏ dại).

 

Lưu ý: Dụng cụ cắt tỉa cành là kéo, khi tỉa cành tránh làm tổn thương các cành giữ lại trên cây.

 

2. Phân bón cho cây Phật thủ kinh doanh

 

Cần chú ý bón phân theo nguyên tắc 4 đúng (đúng loại phân, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách). Lượng phân bón cho Phật thủ thường được chia làm 3 - 4 đợt.

 

Liều lượng phân bón hoá học khuyến cáo cho cây Phật thủ ở thời kỳ kinh doanh như sau: bón thúc bằng các loại phân NPK có hàm lượng đạm và lân cao như NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-16-8 + TE… Hoà phân với nước để tưới với liều lượng 15-25gram NPK/10 lít hoặc bón gốc với liều lượng 50 - 100gram NPK/gốc/lần, bón cách gốc, xung quanh theo đường kính tán cây để kích thích rễ ăn theo ra ngoài. Nên sử dụng kết hợp Humic Mỹ Hoàng Phúc và các sản phẩm hữu cơ sinh học khác, giảm lượng phân bón sử dụng xuống 30% so với bình thường, để đạt được hiệu quả tốt nhất cũng như tiết kiệm phân bón hơn.

 

Ngoài phân vô cơ thì bà con cần bón thêm phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh.

 

3. Sâu bệnh hại Phật thủ

 

Năng suất, chất lượng quả Phật thủ thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các loại sâu bệnh hại chủ yếu như: nhện đỏ, sâu vẽ bùa, bệnh rỉ sắt,… Chính vì vậy, để giúp vườn Phật thủ đạt năng suất cao, chất lượng tốt, ngoài việc chăm sóc, bón phân, tỉa cành tạo tán hàng năm, bà con cần quan tâm phòng trừ các loại sâu bệnh chính sau:

 

Sâu vẽ bùa

 

- Triệu chứng: Sâu vẽ bùa thường gây hại trên các chồi và lá non. Sâu non đục phá lá ở dưới phần biểu bì, ăn phần mô mềm tạo ra các đường hầm cạn trong các lá non. Sâu đi tới đâu biểu bì phồng lên tới đó, vẽ thành những đường ngoằn nghèo. Các lá bị sâu vẽ bùa gây hại thường bị co rúm lại và biến dạng nhất là những lá non. 

 

- Biện pháp phòng trừ: Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, tỉa cành, tạo tán, bón thúc cho lộc non ra tập trung, hạn chế sự phá hoại của sâu. Thu dọn lá rụng trong vườn đốt bỏ cũng hạn chế nguồn sâu.

 

Thường xuyên theo dõi quan sát các đợt lộc phát triển, sử dụng các loại thuốc hoá học trong danh mục được phép sử dụng như hoạt chất Abamectin, hoạt chất Azadirachtin, hoạt chất Clothianidin,… Phun theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất.

 

Bảo vệ các loài thiên địch có sẵn trong vườn như Kiến vàng, các loại ong kí sinh,…để hạn chế mật độ sâu vẽ bùa.

 

Nhện đỏ

 

- Triệu chứng: Làm cho lá có những chấm nhỏ li ti, khi bị nặng, vết chấm lan rộng, lá có màu ánh bạc hoặc vàng, biến dạng,… sau đó có thể bị khô và rụng. Khi mật độ nhện cao, cành non cũng bị làm cho khô và chế . Ngoài ra, chúng cũng gây hại trên trái non làm vỏ trái bị biến màu và các vết thương khô lại tạo nên những vết sần sùi ảnh hưởng đến mẫu mã của trái.

 

- Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên cắt tỉa vườn thông thoáng, phun tưới nước áp lực mạnh lên toàn bộ tán cây nếu thấy nhện đỏ xuất hiện nhiều.

 

Phun các thuốc có hoạt chất Abamectin, Propargite, Fenpyroximate, … Nhện đỏ là loài kháng thuốc rất nhanh nên cần thay đổi các hoạt chất BVTV thường xuyên.

 

Sử dụng các loài thiên địch như bọ rùa, bọ trĩ bắt mồi,… và cần có các biện pháp bảo vệ thiên đich hợp lý. Trồng các cây thảo dược xung quanh vườn để dẫn dụ thêm thiên địch. Sử dụng thuốc sinh học để phòng ngừa.

 

Bệnh rỉ sắt

 

Bệnh rỉ sắt thường gây hại nặng vào giai đoạn đầu và giữa mùa mưa.

 

- Triệu chứng: Vết bệnh là những đốm nhỏ màu vàng cam hơi đỏ, xung quanh có viền nhạt màu. Đốm bệnh nổi lên trên có lớp bột màu vàng. Bị nặng, nhiều đốm bệnh chi chít mặt dưới lá, làm lá vàng và rụng sớm. Trên cành bệnh làm cành teo tóp lại, chồi phát triển kém và có thể héo khô.

 

- Biện pháp phòng trừ: Tỉa bỏ các cành lá bệnh tập trung tiêu huỷ. Bón phân tăng cường sức chống bệnh cho cây. Phun thuốc hoá học khi bị bệnh nặng hoặc sử dụng các dòng thuốc sinh học để phun phòng định kỳ cho cây.

 

Sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ các bệnh nấm khuẩn, côn trùng ở gốc rễ và trên thân cành lá theo liều lượng và nồng độ khuyến cáo trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.

 

Bà con cần thường xuyên thăm vườn nhằm phát hiện những đối tượng sâu bệnh gây hại để có kế hoạch phòng trừ kịp thời.

 

Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, nếu phun thuốc xong gặp trời mưa hay quá trình ra hoa đậu quả gặp mưa, bà con nên phun thuốc lại trong thời gian sớm nhất.

 

Kết luận

 

Trên bài là những lưu ý của Nông nghiệp Hoàng Phúc trong quá trình chăm sóc cây phật thủ giai đoạn kinh doanh. Bên cạnh vấn đề mua giống cây phật thủ ở đâu cho uy tín, thì bà con cần chuẩn bị cho mình kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây phật thủ. Chúc bà con thành công!

2024 @ NÔNG NGHIỆP HOÀNG PHÚC Design by saigonwebsite.com.vn

  • Đang online: 7
  • Tuần: 1016
  • Tháng: 3050
  • Tổng truy cập: 113429
Zalo
Hotline