KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CHANH DÂY GIAI ĐOẠN CÂY CON

Tiếng Việt Tiếng Anh
KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CHANH DÂY GIAI ĐOẠN CÂY CON

Để có một vụ mùa chanh dây năng suất, việc chăm bón cho cây khỏe mạnh từ lúc mới trồng là rất quan trọng, cùng Nông nghiệp Hoàng Phúc tìm hiểu xem, các trồng và chăm sóc chanh dây như thế nào để đạt hiệu quả kinh tế nhé.

 

Chuẩn bị trồng

Cây giống
Cây giống phải được sản xuất trong nhà lưới, đảm bảo sạch bệnh, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và phải được kiểm tra bệnh vi rút định kỳ ở vườn nhân giống (vườn cung cấp vật liệu nhân giống) 6 tháng/lần. Chanh dây giống quả tím thích hợp vùng á nhiệt đới, háo nước, phù hợp với độ cao từ 1.000 - 1.200 m so mặt biển cho chất lượng quả tốt. Ngược lại, giống quả chanh dây vàng thích hợp vùng nhiệt đới hơn, độ cao dưới 600 m so với mực nước biển.

 

Chanh dây tím và chanh dây vàng


Chuẩn bị đất trồng
- Trước khi trồng dọn sạch cỏ dại, gốc cây, san bằng mặt đất để hạn chế ngập úng trong mùa mưa. Trường hợp vườn trồng bố trí trên đất đồi dốc thì nên bố trí rãnh thoát nước để tránh bị rửa trôi, xói mòn và hạn chế bệnh thối rễ tấn công cây. Bón vôi toàn bộ mặt đất để diệt mầm bệnh.


- Cách đào hố trồng chanh dây như thế nào: Tiến hành đào hố trước khi trồng từ 20 - 30 ngày. Kích thước hố trồng khoảng 60 x 60 x 60 cm. Sau đó bón vôi (0,5 - 1 kg/hố). Sau 5 -7 ngày tiến hành bón phân chuồng hoai mục (phân bò, phân gà,…) (10 - 15 kg/hố) + nấm Trichoderma (1 kg/1 tấn phân chuồng hoai). Trộn đều hỗn hợp này với lớp đất mặt cho bằng với mặt líp.


Mật độ khoảng cách trồng
Mật độ trồng cải tiến (kiểu chữ giàn chữ T): 1.100 - 1.650 cây/ha (tương ứng khoảng cách 3 x 3 m hoặc 1,5 - 1,7 x 4 m). Tùy thuộc vào nguồn công lao động mà chọn khoảng cách trồng/ giữa hai dây thép cho phù hợp.

 

Bón phân cho cây chanh dây giai đoạn kiến thiết

Cách chăm sóc chanh dây mới trồng, chanh dây giai đoạn này tập trung nuôi giàn, nên bà con cần chăm bón đầy đủ, vì cây ra hoa ở các nách lá nên cây có đủ cành có khả năng ra hoa thì mới đảm bảo năng suất:

 

- Chọn phân có hàm lượng P và N cao, để phát triển rễ, đi đọt khỏe, leo giàn mạnh, có thể là NPK 16 16 8 hoặc 20 20 10 (có thể quy đổi ra các loại phân đơn, sao cho dinh dưỡng vẫn đủ là được).

 

- Bón 15 ngày/lần, bắt đầu từ 15 ngày sau trồng, bà con làm rãnh cách gốc 50cm, rải phân đều rồi lấp lại hoặc hòa hệ thống tưới.

 

Giàn trồng chanh dây

 

Giai đoạn 0 - 2 tháng sau trồng

Bón NPK 16 16 8 hoặc 20 20 10 lượng từ 0,1 - 0,2 kg/gốc, kết hợp HUMIC ACID + ĐẠM CÁ Neptune's Harvest từ 3 - 5 L/gốc, để cây bung rễ vọt đọt mạnh, tăng hiệu quả sử dụng phân bón và hỗ trợ cải tạo đất.

 

Trên lá kết hợp bổ sung trung vi lượng, Amino rong biển, Vi kẽm sinh học định kỳ 1 tháng 1 lần giúp lá xanh, mượt, mập đọt, mập thân, chống sương muối và tăng sức đề kháng cho cây tốt.

 

Khi cây phát triển cách giàn 10 cm thì tiến hành bấm ngọn. Tỉa bỏ và chọn 4 chồi cấp 1 mới và điều chỉnh theo 4 hướng chính của giàn. Giữ các cành cấp 2 phân bố đều theo các cành cấp 1 và độ dài cành nên cách mặt đất 20 - 25 cm nhằm tránh lây nhiễm nguồn bệnh. 


Sau khi trồng, nên loại bỏ các chồi mọc từ nách lá trên thân chính khi cây chưa lên giàn, chỉ chừa một số cành ở vị trí cách giàn khoảng 20 - 30cm. Nên loại bỏ bớt cành trong trường hợp cành quá nhiều, rậm rạp và phân bố không đều. Những cành bị tỉa bỏ phải được cắt sát chỗ phân cành, không được cắt ngang lưng chừng, vì như vậy lại tạo rất nhiều cành thứ cấp khác.


Trong mùa sinh trưởng mạnh, ít nhất hai tuần phải cắt tỉa 1 lần. Mục đích của việc cắt tỉa là tạo ra nhiều cành thứ cấp buông thõng từ cành cấp 1, cấp 2 chạy dọc theo các sợi dây thép, hoa sẽ ra trên cành thứ cấp này. Càng nhiều cành thứ cấp thì số lượng quả càng nhiều.

 

Có nhiều phương pháp tưới cho cây như: tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa… Độ ẩm tương đối của đất khoảng 60% thuận lợi nhất cây sinh trưởng và phát triển. Không nên tưới quá nhiều gây ngập úng cũng như để cây quá khô, khi tưới lại dễ bị sốc.
 

Giai đoạn 2 - 4 tháng sau trồng (điều chỉnh thời gian cho phù hợp với các giống)

- Bón NPK 16 16 8 hoặc 20 20 10 lượng từ 0,2 - 0,3 kg/gốc, HUMIC ACID + ĐẠM CÁ Neptune's Harvest từ 5 - 7 L/gốc. Lượng phân bón giai đoạn này tăng hơn với giai đoạn trước và vẫn ưu tiên đạm, lân để cây có giàn lá khỏe, bộ rễ chắc, từ đó làm tiền đề cho giai đoạn nuôi trái.

 

- Đây là giai đoạn cây bò giàn mạnh, khi cách giàn khoảng 10 cm, tiến hành bấm ngọn phá ưu thế ngọn, để các chồi phát triển, nhanh chóng phủ kín giàn.

 

- Giai đoạn này cây có thể có hoa quả, nhưng nên tỉa bớt để cây tập trung phủ giàn, chuẩn bị cho đợt ra hoa đồng loạt. Nếu cây để trái và khai thác quá sớm nhưng không đủ được nhu cầu dinh dưỡng thì sẽ rất nhanh suy. Chi phí phục hồi duy trì sẽ còn tốn kém hơn rất nhiều.

 

- Cây chanh dây trồng bao lâu có trái? Thì khoảng  3 - 4 tháng bà con có thể xử lý ra hoa đồng loạt cho vườn, 6 - 7 tháng là có thể thu lứa đầu tiên. Vì vậy việc phủ giàn chanh dây và tạo tán rất quan trọng.

 

Kết luận

Trên bài là những chia sẻ của NÔNG NGHIỆP HOÀNG PHÚC về kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh dây giai đoạn kiến thiết để cây có lực tốt nhất, sẵn sàng cho việc ra hoa đậu trái. Mời quý bà con tham khảo thêm các bài viết về các cây trồng TẠI ĐÂY.

2024 @ NÔNG NGHIỆP HOÀNG PHÚC Design by saigonwebsite.com.vn

  • Đang online: 7
  • Tuần: 969
  • Tháng: 3003
  • Tổng truy cập: 113382
Zalo
Hotline