Yêu cầu trước nhất để cây sầu riêng có thể tiến hành xử lý ra hoa là cây phải khỏe, không sâu bệnh, đúng tiết làm hoa và đủ số lượng cơi đọt cần thiết. Các cây cho bói năm đầu thì sẽ khó ra bông hơn nhưng cây rất sung. Tới đây xin mời bà con vào luôn quy trình để hiểu cụ thể hơn ạ.
Bước 1: Kéo cơi đọt
- Mục đích: Rút ngắn thời gian sinh trưởng, đẩy cơi đọt đi nhanh kịp tiết làm bông, bộ lá khỏe, cây đủ sức cung cấp dinh dưỡng nuôi bông sau này và giảm công chăm sóc trong quá trình làm bông. Việc kéo cơi đọt đồng đều cũng giúp cho mắt cua ra đều, giảm tình trạng thui đen bông, giảm rụng ở giai đoạn xổ nhụy, đồng thời giúp cho việc chăm sóc quản lý dinh dưỡng dễ dàng hơn rất nhiều cho bà con.
- Điều kiện: cây khỏe, đã có từ 2 – 3 cơi đọt, tuổi cây từ 4 - 5 năm, cây tơ thì sẽ khó làm bông hơn do cây sung, ưu tiên sinh trưởng, còn khi cây đã thuần thục thì việc này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
- Thời điểm: Khi cơi đọt bắt đầu nhú mũi giáo, tiến hành phun Amino rong biển Agasi (250ml)+ Kẽm Sinh Học Vidazinc (250ml) cho phi 200L nước kết hợp NPK 30 - 10 - 10 + Combi để kéo cơi đọt và giúp lá nở to, xanh dày. Bên cạnh đó bà con kết hợp thuốc trừ rầy và chích hút để đảm bảo sức khỏe cho cây.
Bước 2: Thúc mở lá nhanh, làm già lá
- Mục đích: Giúp các cơi đọt đồng đều nhau, bông ra đều, cây không bị nhiều cổ bông, dễ dàng chăm sóc; bộ lá già, dày, khỏe, cuống chắc, giảm rụng lá trong khi đang nuôi hoa và trái non. Đồng thời việc bón thêm lân giúp thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa. Thông thường ở miền Tây bà con sẽ can thiệp ngay vào từ những cơi đầu tiên
- Thời điểm: lá gần lụa, lá nở to và còn 1 – 2 lá nữa chưa nở là vừa đẹp.
- Loại phân sử dụng: Phân lân kết hợp bộ Humic DS90 + Neptune’s Harvest.
Loại lân được sử dụng tùy vào vùng canh tác có thể là Lân Văn Điển, Lân Lâm Thao… lượng bón tùy vào tuổi và sức khỏe và tuổi của cây, bắt đầu bón khi cơi đọt lụa đều khoảng 80% trong vườn, ví dụ: bón từ 4 – 5 kg/gốc 4 – 5 năm tuổi.
Giàn lá lụa, lúc này bà con tiến hành làm già lá và bón lân là được
Kết hợp phun bộ 2 gói Humic DS90 (150g) + Neptune’s Harvest (200mL) + 250ml VidazinC pha 200L nước phun qua lá, phun 7 ngày/lần, từ 2 – 3 lần đến khi lá mở hết.
Sau khi bón lân tiến hành tưới 3 - 4 lần, cách nhau khoảng 2 - 3 để lân tan hết, sau đó giảm lượng nước tưới dần.
(Ở một số vùng bà con không áp dụng kĩ thuật vừa kéo đọt vừa đi bông thì có thể bón từ 0,5 – 1 kg kali trắng giúp bông ra đều đẹp và lá già nhanh hơn nữa (Bà con nên hạn chế dùng các loại phân có chứa gốc Clo vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trái về sau này).
Bước 3: Xiết nước, phun tạo mầm
- Sau khoảng 20 ngày bón lân, lá đã già thì tiến hành phun tạo mầm và xiết nước.(* Một mẹo nhỏ em học được là khi lá cuối cùng trên cơi đọt bà con bóp lại phát ra tiếng “tách” là được). Về tạo mầm thì có rất nhiều sản phẩm để bà con lựa chọn như MKP, lân 86… Trong bài viết này sử dụng 10 60 10. Việc phun tạo mầm cần thực hiện ít nhất 3 - 4 lần đến khi cây có dấu hiệu lú mầm hoa, bà con vẫn tiếp tục phun. Khi mắt cua sáng 10 - 20% trên toàn vườn là ngừng lại.
Lần 1: Phun 10 60 10 1kg/200L nước, phun kỹ mặt dưới lá, dạ cành, những vị trí có khả năng ra mắt cua và không phun lặp lại.
Lần 2 (7 ngày sau): bà con tiến hành phun 10 60 10 lần 2, có thể kết hợp phun thêm MKP 1kg/200L (nếu thấy cây có dấu hiệu sẽ bung đọt sớm) phun phủ đầu cành để giàn lá già đều, chặn đọt, tập trung cho quá trình phân hóa mầm hoa.
Tương tự lần 3, 4, bà con tiếp tục phun cách nhau từ 7 - 10 ngày, với dạng lân cao thì phun ở dạ cành, còn để làm già lá, chặn đọt thì phun phủ đầu cành.
- Nguyên nhân cần phải xiết nước là cây sầu riêng cần tạo sốc khô hạn để có thể chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang sinh sản, từ đó cây sẽ nhú mắt cua. Tiến hành xiết nước trong khoảng 28 – 30 ngày tùy tình trạng của cây.
- Nếu cây héo, lá sầu thì tưới nhấp nhẹ (1/3 lượng nước tưới bình thường), tưới sương lên tán lá. Việc tưới sương này giúp hạ nhiệt cũng như cây hồi phục phần nào.
- Tới đây nếu nhà nào có nhiều cành bời có thể cắt tỉa sau khi phun tạo mầm 5 - 7 ngày, thường thì để lại cành bời giúp tăng diện tích lá và hấp thụ tốt hơn phân thuốc, nhưng đó là đối với các cây thiếu lá mà thôi.
Mắt cua sáng
Tới đây bà con chỉ cần ngồi gác chân nhâm nhi tách trà, mong trời không mưa, đợi 4 - 5 tuần cây mắt cua nhú là được rồi ạ ^^. *Nếu trong trong thời gian xiết nước gặp mưa, bà con phun MKP 1- 2kg/200L để chặn đọt kết hợp Kali hữu cơ, nếu để “thuận theo ý trời” là toang đấy.
Trên đây là tất cả chia sẻ của Hoàng Phúc về 4 bước tạo mầm hoa sầu riêng. Chúc bà con thành công!