GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG SƯỢNG CƠM, CHÁY MÚI TRÊN SẦU RIÊNG

GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG SƯỢNG CƠM, CHÁY MÚI TRÊN SẦU RIÊNG

H iện tượng “sượng cơm, cháy múi” là gì?

Cách nhận biết sầu riêng bị sượng: Hiện tượng sượng cơm, cháy múi trên trái sầu riêng là hiện tượng cơm bị cứng hoặc bị nhão, không chín, có màu nâu, không có màu vàng tươi hay màu sắc không đều. Một vài kiểu sượng tuỳ vào các giống sầu riêng như: cứng cơm, nhão cơm, mất màu, cháy múi.    

 

 Phần cơm nhạt màu cũng là một hiện tượng sầu riêng bị “sượng”

 

Nguyên nhân sượng cơm, cháy múi sầu riêng

Nguyên nhân sầu riêng bị cháy múi và sượng cơm được tóm tắt lại như sau:

  • Sự cạnh tranh dinh dưỡng trong quá trình phát triển trái
  • Sự rối loạn các chất dinh dưỡng trong trái: sự mất cân bằng giữa Mg, Ca và K.
  • Mưa nhiều trước khi thu hoạch, mực thuỷ cấp cao, hàm lượng kali trong đất thấp ==> Gây nhão cơm.
  • Số múi/trái có liên quan trực tiếp đến hiện tượng cơm bị sượng: trái nhiều hạt thường có tỉ lệ sượng cao hơn trái ít hạt
  • Quá trình chuyển hoá tinh bột trong cơm trái.
  • Thiếu nguyên tố Boron ==> Gây cháy múi.

 

Cách khắc phục hiện tượng sượng cơm, cháy múi sầu riêng

  • Hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa hoa và sự phát triển trái, giữa trái non và trái lớn.
  • Giúp trái chín tập trung, thu hoạch cùng lúc ==> Hạn chế sự tập trung dinh dưỡng cho những trái thu hoạch sau cùng.

 

Hạn chế ra đọt non trong giai đoạn phát triển trái:

  • Phun phân MKP 0.5 - 1% hoặc KNO3 1 - 1.5% hoặc Paclobutrazol 250 - 500 ppm. Phun đều 2 mặt lá, phun định kỳ 7 - 10 ngày/lần trong giai đoạn từ 3 - 12 tuần sau khi sầu riêng đậu trái.
  • Bón phân cân đối: Không nên bón thừa phân nhất là ure. Giai đoạn trái phát triển cần bón Kali để làm cơm trái ngon (không nên bón KCl)
  • Khi phát hiện cây sầu riêng nhú đọt trong giai đoạn nuôi trái bà con nên phun những dòng thuốc chặn đọt ngay.

 

Ra hoa đồng loạt giúp hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng, hạn chế tối thiểu tình trạng sầu riêng sượng ở quả

 

Quản lý nước

  • Giữ mực nước trong mương vườn ở độ sâu 60 – 80 cm từ mặt liếp sau đậu trái nhằm không làm gia tăng ẩm độ đất.
  • Giai đoạn trước khi thu hoạch 25 – 30 ngày nên rút nước trong mương khô cạn để thúc đẩy quá trình trưởng thành và chín của trái
  • Phủ mặt liếp bằng bạt nhựa plastic trong mùa
  • Trong giai đoạn thu hoạch nếu có mưa lớn nên ngừng thu hoạch, rút nước trong mương ra, sau 3 – 5 ngày mới thu hoạch trở lại.
  •  Nên kích thích cho cây ra hoa sớm và tập trung để có thể thu hoạch trong mùa khô sẽ ít bị sượng hơn trong mùa mưa.

 

Quản lý dinh dưỡng

  • Kết hợp với phân bón qua lá, NPK đều nhau và trung vi lượng để sầu riêng cho trái đẹp, hạn chế bị bể đầu gai.
  • Phun phân bón lá có chứa Bo – VIDABOR giai đoạn 15 – 20 ngày sau đậu trái để hạn chế hiện tượng cháy múi.
  • Phun Ca(NO3)2 nồng độ 0,2% giai đoạn 2 tháng sau khi đậu trái
  • Phun Mg(SO4) nồng độ 0,2% giai đoạn 15 ngày sau khi phun Ca(NO3)2
  • Phun KNO3 nồng độ 1% giai đoạn 01 tháng trước khi thu hoạch
  • Phun kết hợp Enzym Lưu huỳnh – AGASHIELD vào giai đoạn vào cơm để tăng sự chống chịu, hạn chế sượng cơm, giúp tăng phẩm chất trái.

 

Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

  • Thu hoạch trái đúng độ chín. Tránh làm cho trái bị dập hay tiếp xúc với đất sẽ dễ bị nhiễm bệnh thối trái.
  • Quét Ethephon ở nồng độ 0.1 - 0,2% để kích thích trái chín đều, giảm hiện tượng sượng cơm, chín không đều. Sau khi quét để trái nơi khô, mát, cho trái chín tự nhiên, không đậy kín.

 

Kết luận

Trên bài là những chia sẻ của nông nghiệp Hoàng Phúc về hiện tượng sượng cơm cháy múi và cách khắc phục. Chúc cho bà con có vụ mùa bội thu!

Bên cạnh đó chúng tôi cũng có những bài viết khác về Quy trình chăm sóc sầu riêng và Humic Mỹ, mời bà con tham khảo tại đây.

 

2024 @ NÔNG NGHIỆP HOÀNG PHÚC Design by saigonwebsite.com.vn

  • Đang online: 2
  • Tuần: 1144
  • Tháng: 5070
  • Tổng truy cập: 71730
Zalo
Hotline