CHĂM SÓC CÂY PHẬT THỦ GIAI ĐOẠN QUẢ NON

Tiếng Việt Tiếng Anh
CHĂM SÓC CÂY PHẬT THỦ GIAI ĐOẠN QUẢ NON

Sau khi đậu quả thành công, cây Phật thủ sẽ bắt đầu tích luỹ chất tạo quả, chăm sóc cây Phật thủ giai đoạn quả non là đặc biệt quan trọng. Quả có đạt chất lượng hay không, năng suất nhiều hay ít phụ thuốc khá lớn vào giai đoạn này.

 

Nhiều bà con thắc mắc trồng cây phật thủ bao lâu thì có quả? Đáp án cho câu hỏi này là sau khoảng 2 năm trồng, là phật thủ đã có thể ra hoa và đậu quả. Tuy nhiên kỹ thuật chăm sóc phật thủ như thế nào để đạt được năng suất và chất lượng mẫu mã quả đẹp nhất là một trong những yếu tố rất quan trọng.

 

1. Cắt tỉa cành

 

Nên cắt tỉa cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi sâu bệnh, hạn chế sự cạnh tranh nước và dinh dưỡng của quả. Cây Phật thủ dễ bị rụng lá, nếu bộ lá bị rụng nhiều, khiến cây không đủ sức nuôi trái, sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của cây. Cần cắt tỉa bớt chồi ngọn để cây bảo vệ lá.

 

2. Cắt tỉa quả non

 

Phật thủ sau khi thụ phấn thì tuỳ vào tình trạng cây khoẻ hay yếu, điều kiện thời tiết hay sự tấn công của dịch hại mà cây có thể rụng quả nhiều hay ít. 

 

Trung bình một cây 3 năm tuổi trở đi, cây phát triển khoẻ mạnh, sẽ để lại 30 - 40 quả/cây để đảm bảo sức nuôi quả tốt nhất của cây. Với những cây yếu thì cần hạn chế việc mang quả, chỉ giữ lại từ 20-25 quả/cây.

 

Nếu cây quá yếu, gặp tình trạng thối rễ, thì nên tỉa hết quả, cắt bớt ngọn để giảm áp lực cho bộ rễ, tiến hành tưới thuốc nấm và cách li. Sau khi tình trạng bệnh đứng lại thì tiến hành tưới Humic Mỹ Hoàng Phúc để cây bung rễ mới, bắn đọt, phục hồi nhanh.

 

3. Chế độ tưới nước giai đoạn quả non

 

Phật thủ là cây ưa nước nhưng không chịu được úng, nên tưới 3 - 4 ngày 1 lần, tưới lượng nước vừa phải, không để cây bị úng nước.

 

Mùa hè nhiệt độ cao, dẫn đến lượng nước bốc hơi nhiều, mỗi ngày nên tưới 1 lần, nên duy trì đều đặn để tránh khi thời tiết thay đổi đột ngột cây bị sốc. Không tưới nước vào buổi trưa và cần chú ý tưới sương trên mặt đất để giảm nhiệt độ, mùa mưa phùn cần chú ý thoát nước.

 

Mùa đông phải khống chế lượng nước tưới, giữ cho đất ẩm vừa, nếu đất khô thì nên chia ra nhiều lần tưới, mỗi lần tưới thì lượng nước tưới ít không nên tưới quá đẫm nước.

 

4. Cách chăm sóc và bón phân cho cây phật thủ giai đoạn quả non

 

Trong giai đoạn này cây rất cần chất dinh dưỡng để tập trung nuôi quả. Khi quả bắt đầu ổn định thì có thể dùng phân chuồng, phân hữu cơ hoặc phân NPK 20-20-15+TE, NPK 16/16/8+TE… 

 

Bà con có thể hòa phân để tưới với lượng 15 - 20g/10L nước sạch, tưới sáng sớm hoặc chiều mát, không quên tưới lại bằng nước để cây không bị xót rễ. Hoặc bón cách gốc từ 20 - 50cm, tùy vào độ lớn của gốc, sau đó lấp đất lại hoặc phủ rơm, lá khô lên. 1 năm chỉ cần bón từ 3 - 4 lần.

 

Bên cạnh đó bà con có thể sử dụng dòng Vidabor - Bo sinh học bổ sung thêm Bo và Amino hạn chế rụng trái non, nuôi dưỡng trái tốt, giúp trái căng đẹp, xanh, tăng sức chống chịu cho cây.

 

Chú ý:

  • Phật thủ là cây có rễ chùm, bộ rễ tương đương với tán lá quy chiếu xuống, vậy nên bón phân theo tán để phần rễ tơ có thể ăn được nhiều phân nhất.
  • Không nên bón phân có đạm cao trong giai đoạn này, gây xồ trái, dễ bị nhiễm bệnh xì mủ và cây bung đọt mạnh ảnh hưởng đến chất lượng trái.

 

5. Phòng ngừa các loại sâu bệnh thường gặp trên cây Phật thủ

 

Việc phòng trừ sâu bệnh hại nên được làm định kỳ, không nên để dịch bệnh nặng mới phun thuốc. Bà con nên thường xuyên để phát hiện triệu chứng sớm nhất và có biện pháp xử lý phù hợp. Ưu tiên sử dụng các sản phẩm sinh học, mát cho cây để không ảnh hưởng đến chất lượng trái cũng như sức khỏe người tiêu dùng.

 

Những loại dịch hại bà con nên chú ý: Rầy chổng cánh, côn trùng chích hút, nhện đỏ, Greening, loét ghẻ, thối thân - chảy nhựa.

 

Kết luận

 

Trên bài là những chia sẻ của Nông Nghiệp Hoàng Phúc về kỹ thuật chăm sóc phật thủ giai đoạn mang quả non. Phật thủ thường được trồng ở dọc bờ sông Đáy, thuộc các xã Hiệp Thuận, Liên Hiệp (huyện Phúc Thọ), Sài Sơn, Yên Sơn (Quốc Oai), Hà Nội. Mỗi vùng sẽ có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng riêng nên bà con cân đối điều chỉnh để phù hợp với vườn.

 

2024 @ NÔNG NGHIỆP HOÀNG PHÚC Design by saigonwebsite.com.vn

  • Đang online: 5
  • Tuần: 969
  • Tháng: 3003
  • Tổng truy cập: 113382
Zalo
Hotline