Ưu và nhược điểm của phân bón vi sinh
1. Ưu điểm của phân bón vi sinh:
Đối với cây trồng:
+ Cung cấp các dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây trồng theo nhiều cách khác nhau nhưng ổn định và thân thiện với môi trường.
+ Thúc đẩy hệ vi sinh vật trong đất hoạt động tốt hơn nhằm phân giải những hợp chất khó hấp thụ thành dễ hấp thụ.
+ Cung cấp một số kháng sinh kích thích khả năng miễn dịch của cây giúp hạn chế sâu bệnh và làm giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Đối với đất:
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, duy trì và làm tăng độ phì nhiêu của đất
+ Cung cấp một lượng mùn cho đất, giúp cải tạo đất
+ Làm thức ăn cho hệ vi sinh vật trong đất
+ Ức chế và tiêu diệt các mầm bệnh có trong đất
+ Không lo đất bị chua hóa hay phèn hóa như sử dụng phân bón hóa học
Cách sử dụng:
+ Đơn giản, không sợ cây chết.
+ Có thể sử dụng cho tất cả các thời kỳ và giai đoàn của cây trồng.
Thân thiện với hệ sinh thái, môi trường và an toàn cho người, động vật nuôi.
2. Nhược điểm của phân bón vi sinh
Hiệu quả chậm nên phải dùng số lượng lớn và thường được sử dụng để bón lót với liều lượng thích hợp
Việc ủ phân bón vi sinh ở dạng thủ công có thể gây ra mất cảnh quan và phát tán mùi hôi
Điều kiện bảo quản phải nghiêm ngặt để tránh mất hàm lượng dinh dưỡng
Phân bón vi sinh không cung cấp hoặc chỉ cung cấp một lượng vừa phải các chất dinh dưỡng (từ những vi sinh vật cố đinh đạm, vi sinh vật phân giải lân,..) cho cây trồng, không đủ khả năng cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Có hạn sử dụng và mỗi loại chỉ thích hợp cho 1 hoặc 1 nhóm cây trồng. Ví dụ phân vi sinh cố đinh đạm chỉ phù hợp bón cho các cây trồng họ đậu,….
Vi sinh vật phải có chất hữu cơ làm nguồn thức ăn để phát triển nền cần bón bổ sung thêm phân bón hưu cơ khi bón phân vi sinh, khiến tốn thêm một khoản chi phí để bón phân hữu cơ.
Chất lượng và số lượng của thành phần phân ủ phân vi sinh thường không đồng đều.
Cần có diện tích lớn để ủ và tốn công ủ nếu không có nhiều người làm.