BÓN PHÂN GÌ CHO MÙA LÚA BỘI THU?

BÓN PHÂN GÌ CHO MÙA LÚA BỘI THU?

Giai đoạn cây con (3 - 7 ngày sau cấy)

 

Bón 1 kg Humic Acid Granules 99% + 50kg phân DAP (hoặc phân đơn...) (Đối với lúa sạ, bà con có thể bón lót trước khi sạ 5 - 7 ngày, kết hợp phân chuồng). Nhà nông cần kết hợp làm đất và bón phân lót trước khi gieo sạ 1 tuần để phân bón hoà vào đất ruộng. Qua một thời kì sinh trưởng, cây lúa lấy từ đất 1 lượng dinh dưỡng khá lớn nên giai đoạn này để "bù đắp" lại cho đất...). Giúp cây có dinh dưỡng, bung rễ mạnh, chống nghẹt rễ, hạ phèn, giải độc hữu cơ cho cây. 


Giai đoạn đẻ nhánh (18 - 20 ngày sau cấy)

 

Kết hợp phun Neptune's HarvestHumic DS90 trước bón thúc (các loại phân NPK giàu đạm, lân) lần 2 2 - 3 ngày. Giúp cho cây đẻ nhánh mạnh, tập trung, tăng số nhánh hữu hiệu (nhánh mang hạt lúa), thời điểm này dễ xảy ra ngộ độc phèn nên bà con chú ý thăm đồng. Trong giai đoạn này chúng ta nên kết hợp phân đạm với phân lân. Đối với đất phèn hoặc đất quá chua, việc bón thúc lân (nên chọn lân nung chảy) cho lúa là rất cần thiết. Điều này nhằm hạ độ phèn và độc tố trong đất, cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho lúa. Khi bón cần lưu ý nên dùng dạng hạt để tránh bám dính gây cháy lá. 


Giai đoạn đón đòng (40 - 45 ngày sau cấy)

 

Giai đoạn làm đòng là thời kỳ khủng hoảng nước của cây lúa. Cây lúa rất cần nước ở giai đoạn này để giúp cho quá trình phân hóa và trỗ bông được thuận lợi. Nếu để thiếu nước cây lúa sẽ bị vàng lá, bộ rễ kém phát triển không hút được dinh dưỡng nuôi cây, bông lúa ít hạt và bị lép nhiều. Thời điểm này bà con nên để nước trong ruộng từ 2 - 3cm.

 

Bón kết hợp phun Neptune's HarvestHumic DS90 trước bón thúc (các loại phân NPK giàu đạm, kali) lần 3 (bón rước đòng) 2 - 3 ngày khi cây nhú đòng 1 - 2 cm. Giúp cho cây cứng chắc, lá xanh khỏe, chống đổ lốp, phân hóa đòng đồng loạt, đòng mập. Đây là giai đoạn quan trọng, quyết định số hạt/bông.

 

Do đây là thời kỳ mẫn cảm nhất của cây lúa đối với các đối tượng sâu bệnh hại. Khi sâu bệnh phát sinh gây hại vào giai đoạn này thì khó có thể phục hồi được vì cây lúa không còn sức, do tập trung nuôi bông. Vì vậy bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm, phòng trừ kịp thời đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra góp phần đảm bảo năng suất cuối vụ. Các dịch hại gặp vào giai đoạn này là: Đạo ôn cổ bông, khô vằn, sâu ăn bông...


Giai đoạn trổ

 

Phun Bo sinh học - Vidabor kết hợp với các dòng Kali hữu cơ 2 lần, vào trước và sau trổ để giúp lúa trổ đồng loạt, chống nghẹn đòng, tăng thụ phấn, tăng số hạt chắc cho cây, đồng thời tăng sức đề kháng cho cây trước điều kiện thời tiết bất lợi và nấm bệnh vì cây đang rất nhạy cảm. Sử dụng kết hợp cân đối đạm với kali có tác dụng kích thích quá trình vận chuyển chất dinh d­ưỡng về hạt, làm chắc hạt, sáng hạt, làm cứng cây, đanh dảnh, chống đổ cho cây, tăng năng suất và chất l­ượng gạo. Có thể phun kết hợp trung vi lượng giúp tăng khả năng chống chịu cho cây, giúp lúa trỗ nhanh, trỗ thoát cổ bông và tăng độ chắc mẩy của hạt.


Giai đoạn nuôi hạt

 

Tùy vào tình trạng của cây mà bón "rước hạt". Nếu cây còn đủ dinh dưỡng, dàn lá chân không bị "chín ngược" thì bón qua lá là được. Khi đó kết hợp phun Neptune's Harvest và Humic DS90 cùng Kali hữu cơ để rước hạt, hạt to nhanh, đều, sáng màu. Khi lúa vào chín đỏ đuôi bà con có thể tháo nước phơi ruộng nhằm kích thích cho rễ lúa ăn sâu giúp chống đổ và bông lúa nhanh chín.

 

Giai đoạn sinh trưởng của cây lúa

 

Kết luận

 

Bón phân cho lúa được chia làm nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn bón phân hợp lý phù hợp với cây trồng, giống lúa và đất trồng. Trên đây là quy trình khuyến cáo của Hoàng Phúc sử dụng cho lúa, bài viết đã đề cập đến các giai đoạn bón phân cho lúa, bón lân cho lúa vào thời kì nào là tốt nhất... Tùy theo giống và mùa vụ, bà con có thể điều chỉnh để đạt năng suất tốt nhất. Chúc bà con thành công!

2024 @ NÔNG NGHIỆP HOÀNG PHÚC Design by saigonwebsite.com.vn

  • Đang online: 5
  • Tuần: 67
  • Tháng: 5327
  • Tổng truy cập: 71987
Zalo
Hotline