4 BƯỚC CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH

4 BƯỚC CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH

Đối với các vườn biết kỹ thuật, vừa nuôi trái vừa dưỡng cây, thì các bước xử lý vườn sầu riêng sau thu hoạch chỉ gọi là CHĂM SÓC nhẹ.

 

Đối với những vườn sầu riêng chăm sóc chưa đúng kỹ thuật như: lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học, các chất xử lý ra bông nghịch vụ như Paclobutrazol gây ngộ độc Paclo, dùng biện pháp hãm đọt chặn đọt, để cây mang số lượng trái quá nhiều... làm cây suy nặng thì cần PHỤC HỒI.

 

Cây sầu riêng bị suy sau thời gian dài mang tráiCây sầu riêng bị suy sau thời gian dài mang trái

 

Nguyên nhân cần phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch bị suy?

 

Sau một giai đoạn dài từ khi xử lý ra hoa đến nuôi trái và thu hoạch, cây sầu riêng đã rất mất sức, suy kiệt và trở nên nhạy cảm. Giai đoạn này cây dễ bị sâu bệnh hại tấn công, nếu không có biện pháp kịp thời xử lý có thể gây chết cây.

 

Vậy có những nguyên nhân nào dẫn đến vườn cây bị suy?

  • Sử dụng các chất kích thích ra hoa, chất chặn đọt quá liều: cách can thiệp vào quá trình tự nhiên của cây này làm cho bộ lá già nhanh, ngăn chặn đi đọt, giảm rụng trái, méo trái, nhưng nếu quá liều sẽ gây rụng lá, cháy lá. Đặc biệt là khi dùng các chất có thành phần mạnh như Thioure, Paclo, khiến cây yếu đi mà mất rất nhiều thời gian để phục hồi.
  • Quá trình xiết nước kéo dài, khiến cây bị thiếu nước cho các quá trình sinh trưởng và phát triển.
  • Lượng trái trên cây quá nhiều. Một cây sầu riêng trưởng thành có thể mang từ 80 - 100 trái, nhưng cũng cần căn cứ vào sức khỏe của cây.
  • Sâu bệnh hại làm hư giàn lá. Lá là một trong những bộ phận rất quan trọng, nơi quang hợp và tạo ra năng lượng cho cây, không có lá thì trái cũng sẽ rụng.
  • pH đất thấp, đất bị nhiễm mặn phèn.

 

Bộ lá sầu riêng bị hư hại nặng nề ssau thu hoạchBộ lá sầu riêng bị hư hại nặng nề 

 

Phục hồi sầu riêng sau thu hoạch tháng mấy?

Thời gian tiến hành phục hồi sẽ dao động tùy theo mùa của từng vùng, thường sẽ là Miền Tây thu hoạch vụ thuận trước và phục hồi bắt đầu từ tháng 3, 4. Miền Đông, Tây Nguyên sẽ bắt đầu thu hoạch và phục hồi từ tháng 5 - 8.

 

4 bước chăm sóc và phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch cùng Humic Mỹ Hoàng Phúc

 

Bước 1: Bón phân trước thu hoạch

- Trước khi thu hoạch đợt cuối (thu vét vườn) cần bón 5-10 kg/cây phân chuồng ủ hoai hoặc phân hữu cơ khác, kết hợp tưới gốc bằng HUMIC ACID POWDER 95% hoặc HUMIC ACID GRANULES 99%. Việc bón phân hữu cơ sớm giúp cây kịp có dinh dưỡng khi đã thu hoạch xong, tránh sốc cây và nhanh phục hồi.

 

Bước 2: Cắt tỉa cành sầu riêng sau thu hoạch

  • Cắt tỉa: tỉa những cuống trái còn sót, cành sâu bệnh, cành khô chết, cành vượt, cành hướng địa, giúp vườn thông thoáng, dễ quản lý sâu bệnh hại.
  • Đối với cây suy thì TUYỆT ĐỐI không cắt cành chùm ổ quạ, cây khỏe thì có thể cắt cành ổ quạ, chừa lại cành bơi. Tiến hành tỉa bỏ cành bơi khi lá đã già thành thục.
  • Có thể xới xáo quanh gốc từ 1/2 – 1/3 tán, từ 5 - 10cm, giúp đất tơi xốp, rễ dễ hấp thu dinh dưỡng, không nên xới quá sâu gây tổn thương rễ, nấm bệnh dễ xâm nhập.
  • Bà con có thể kết hợp bón vôi nung (do lúc này cây không có rễ tơ nhiều) trước 10 - 15 ngày bón phân, giúp diệt nấm khuẩn, khử mặn và cải tạo pH đất.

 

Bà con tiến hành cắt tỉa cành sầu riêng

 

Bước 3: Phun thuốc rửa vườn sầu riêng sau thu hoạch

Thời điểm xử lý: sau khi xới mô xong, tiến hành xịt thuốc bệnh trên lá và tưới thuốc bệnh dưới gốc liền cho cây, ưu tiên thực hiện sớm vì:

Thứ nhất: Trong thời gian cây mang trái thì sức đề kháng cây kém, dễ bị nấm bệnh, rong rêu tấn công.

Thứ 2: Trong quá trình di chuyển leo lên cây để cắt trái đã vô tình mang mầm bệnh từ dưới đất lên cây hoặc từ cây này qua cây khác, việc cắt trái cũng đã tạo vết thương ở cuống.

Thứ 3: Việc xơi xáo mô đã gây ra những tổn thương dưới rễ; nếu để lâu sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh mới tấn công , nấm bệnh cũ sẽ lây lan ra nhiều hơn, tốn công xử lý

Thuốc rửa vườn sầu riêng sau thu hoạch bà con có thể dùng các thuốc Matalaxyl, Propineb, Azoxylstrobin + Difenconazole, Mancozeb + Matalaxyl, gốc Phosphonate…. và gốc đồng để trừ nấm bệnh và rong tảo, phun kỹ 2 mặt lá, thân và cành. Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng bà con có thể phun 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày. 

Dưới gốc: Tưới thuốc trừ nấm rễ Phytopthora, tuyến trùng. Sau đó 10 - 15 ngày, bà con bổ sung thêm Trichoderma, hữu cơ vi sinh để hệ rễ luôn khỏe mạnh. 

 

Bước 4: Bón phân nuôi cơi đọt mới

 

  • Sau khi phun thuốc bệnh từ 7 - 10 ngày, tiến hành bón phân NPK có hàm lượng lân cao kết hợp dùng đạm cá & rong biển hữu cơ Neptune's Harvest + Humic Mỹ (HUMIC ACID POWDER 95% hoặc HUMIC ACID GRANULES 99%) tưới gốc cho cây, kích thích cây ra rễ mạnh, cung cấp đạm hữu cơ, giúp phục hồi nhanh sau thu hoạch.
  • Sau khi cây ra đọt non (nhú mũi giáo), phun Amino rong biển + Kẽm sinh học + trừ rầy chích hút từ 7 - 10 ngày/lần, để kéo đọt nhanh, lá nở to, xanh, bóng, dày, bảo vệ cơi đọt mới cho cây đồng thời tăng sức chống chịu và chống sốc cho cây trước những điều kiện thời tiết bất lợi như phèn, mặn, hạn hán...
  • Khi lá gần lụa phun DS90 (giàu lân và Kali) + Đạm cá Neptune's Harvest giúp già lá an toàn, lá xanh dày, quang hợp tốt, bền cây, tăng sức chống chịu đối với côn trùng chích hút (rầy xanh, bọ trĩ, rệp sáp...), nhện.
  • Thời gian đi 1 cơi đọt là 45 ngày, tiếp tục quy trình bà con nuôi cho cây có đủ từ 2 - 3 cơi lá là tiến hành làm bông được. Theo Trung tâm Nghiên cứu Trồng trọt Chanthaburi, Thái Lan, để nuôi một trái sầu riêng thành thục phải cần có 330 lá.

 

Kết luận

 

Việc xử lý sau thu hoạch nhẹ nhàng hay khó khăn là phụ thuộc vào tình trạng cây, cách chăm sóc của bà con trước đó.

Bài viết chia sẻ Quy trình chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch của Nông Nghiệp Hoàng Phúc, sẽ có khác biệt ở các vườn. Tuy nhiên việc quan trọng là phục hồi cho cây có đủ lá và bộ rễ để cây có sức cho mùa vụ mới là điều nên làm sớm nhất có thể. Liên hệ Hotline miễn phí 1800 888 928 của Hoàng Phúc để được tư vấn chi tiết! 

Chúc bà con thành công! 

2024 @ NÔNG NGHIỆP HOÀNG PHÚC Design by saigonwebsite.com.vn

  • Đang online: 3
  • Tuần: 30
  • Tháng: 5290
  • Tổng truy cập: 71950
Zalo
Hotline